In offset là gì? Vì sao nên chọn kỹ thuật in offset?
In offset là một trong những kỹ thuật in ấn phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực từ in ấn bao bì, sách báo, tài liệu quảng cáo đến các sản phẩm cao cấp như catalogue, brochure. Với khả năng tái tạo hình ảnh sắc nét, màu sắc trung thực và chi phí hợp lý cho số lượng lớn, in offset đã trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá những ưu điểm nổi bật của kỹ thuật in offset và lý do tại sao đây là giải pháp in ấn tối ưu mà bạn không nên bỏ qua.
In offset là gì?
In offset là kỹ thuật in trong đó hình ảnh bị dính mực được chuyển từ bản in (plate) sang tấm cao su trước khi in lên bề mặt vật liệu. Khi được sử dụng kết hợp với quy trình in thạch bản, kỹ thuật offset tránh được việc nước bị dính lên giấy theo mực in.
Phương pháp in offset là kỹ thuật in phẳng, trong đó các thông tin và hình ảnh trên bản in được xử lý sao cho các khu vực in có khả năng hút mực, trong khi các khu vực không in lại hút nước. Khi in, con lăn mực sẽ đưa mực vào các vùng có hình ảnh, còn con lăn nước sẽ phủ nước lên các vùng không có hình ảnh nhờ vào nguyên lý phân tách giữa dầu và nước.
Nguyên lý kỹ thuật in offset
Kỹ thuật in offset hoạt động dựa trên nguyên tắc phân tách mực và nước giữa khu vực in và không in. Cụ thể, khu vực in sẽ hấp thụ mực và đẩy nước, trong khi khu vực không in lại hút nước và đẩy mực. Trên bề mặt bản in, hai khu vực này được thiết kế gần như phẳng. Một lớp dung dịch làm ẩm mỏng được phủ lên khu vực không in để giữ cho nó luôn sạch, ngăn mực bám vào trong quá trình vận hành.
Khi hệ thống chà mực lên bản in, chỉ khu vực in mới tiếp nhận mực. Do bản in được thiết kế phẳng và có tính chất khác nhau giữa mực và nước, hình ảnh in sẽ không chuyển trực tiếp từ bản in sang giấy hoặc vật liệu in. Thay vào đó, hình ảnh được truyền qua một ống trung gian gọi là ống cao su trước khi in lên vật liệu. Chính vì quá trình này, in offset được biết đến như một phương pháp in gián tiếp.
Ưu điểm của in Offset
- In offset cho phép tái tạo hình ảnh với độ sắc nét cao, màu sắc trung thực và chi tiết rõ ràng. Đặc biệt, kỹ thuật này giúp đạt được sự đồng đều về màu sắc trên toàn bộ sản phẩm in.
- Khi in với số lượng lớn, chi phí mỗi bản in sẽ giảm dần, làm cho in offset trở thành lựa chọn kinh tế cho các đơn hàng số lượng cao.
- Kỹ thuật in offset có thể in trên nhiều loại vật liệu khác nhau như giấy, carton, bìa cứng, nhựa,…
- In offset có thể đạt tốc độ in rất nhanh, đáp ứng yêu cầu in ấn khối lượng lớn trong thời gian ngắn, phù hợp cho các đơn hàng gấp hoặc yêu cầu sản xuất hàng loạt.
- Với sự chính xác trong quy trình, in offset duy trì được chất lượng ổn định trong suốt quá trình sản xuất, ít gặp phải lỗi như mực không đều hay bị mờ.
- Kỹ thuật này cho phép in các chi tiết phức tạp, hình ảnh với độ phân giải cao, rất phù hợp với các sản phẩm như catalogue, tờ rơi hay bao bì sản phẩm.

Nhược điểm của in Offset
Mặc dù in offset có nhiều ưu điểm, nhưng cũng tồn tại một số nhược điểm cần lưu ý:
- Việc đầu tư vào máy in offset và các thiết bị phụ trợ có chi phí khá lớn, đặc biệt là đối với các cơ sở in nhỏ hoặc doanh nghiệp mới. Điều này có thể khiến chi phí ban đầu trở thành một rào cản đối với những ai chỉ có nhu cầu in số lượng nhỏ.
- Quy trình chuẩn bị bản in trong in offset mất thời gian hơn so với các kỹ thuật in khác như in kỹ thuật số. Việc chế tạo bản in, cài đặt máy móc và điều chỉnh các thông số cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
- Để đảm bảo chất lượng bản in đúng yêu cầu, in offset cần nhiều lần thử nghiệm để điều chỉnh màu sắc và độ chính xác. Điều này có thể dẫn đến một lượng mực và giấy bị lãng phí trước khi đạt được sản phẩm hoàn chỉnh.

Có mấy loại in Offset?
Có hai loại in offset: offset ướt và offset không nước.
- Kỹ thuật in thạch bản ướt sử dụng hỗn hợp chất lỏng làm ướt (dung dịch làm ẩm) để quản lý độ bám dính của mực và bảo vệ các vùng không có hình ảnh.
- Kỹ thuật in thạch bản offset không dùng nước sử dụng một phương pháp khác trong đó các vùng không có hình ảnh của tấm được bảo vệ thông qua một lớp silicon chống thấm mực.

Ứng dụng của in Offset
In offset đang ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực in ấn sản phẩm thương mại. Trên thực tế, có đến khoảng 40% các tài liệu ngày nay mà ta đọc sử dụng kỹ thuật in offset, bên cạnh các kỹ thuật in khác như in flexo, in phun hay in kỹ thuật số,…
In băng rôn, tờ rơi
Khi in băng rôn, tờ rơi bằng công nghệ offset, bạn sẽ nhận được những sản phẩm có độ phân giải cao, màu sắc sống động và rõ ràng, làm nổi bật thông điệp của bạn. Đây là yếu tố quan trọng khi bạn muốn thu hút sự chú ý của khách hàng hay đối tác trong các sự kiện, hội thảo, hay các chiến dịch quảng cáo ngoài trời.
Công nghệ in offset không chỉ xuất hiện trong ngành báo chí mà còn được sử dụng rộng rãi tại các văn phòng, phòng ban. Nó giúp tạo ra các ấn phẩm như tạp chí, sách báo, tờ rơi, phong bì, túi giấy hay card visit, mang lại chất lượng in ấn vượt trội cho mọi loại hình sản phẩm.

In sách báo, tạp chí
In offset ứng dụng tốt với nhiều loại giấy như couche, giấy ivory, giấy kraft hay giấy Ford. Từ đó kỹ thuật này ngày càng trở nên phổ biến hơn trong việc in sách báo, tạp chí yêu cầu độ chi tiết cao. Các hình ảnh, chữ viết được in ra đều rất rõ nét, dễ đọc và bắt mắt hơn khi so sánh các kỹ thuật in khác.

Các bước thực hiện in Offset
Thiết kế chế bản
Quá trình chế bản là bước chuẩn bị file thiết kế cho ấn phẩm trước khi in, nhằm đảm bảo mọi yêu cầu của khách hàng được thực hiện chính xác, đồng thời điều chỉnh các lỗi nếu có. Cùng với đó, thiết kế bố cục của ấn phẩm sẽ được tạo ra sao cho hài hòa giữa hình ảnh và nội dung.
Xuất phim
Sau khi hoàn thành bản thiết kế, bước tiếp theo là xuất phim. Đối với các ấn phẩm có hình ảnh hoặc yêu cầu nhiều màu sắc, sẽ cần sử dụng 4 tấm phim khác nhau, mỗi tấm tương ứng với một lớp màu trong hệ CMYK (cyan, magenta, yellow, black), giúp tạo ra đầy đủ màu sắc chính xác như trong thiết kế.
Phơi bản kẽm
Khi đã có các tấm phim, bước tiếp theo là phơi chúng lên các bản kẽm. Các tấm phim này sẽ được đặt vào máy phơi kẽm để sao chép hình ảnh lên từng bản kẽm.
In Offset
Khi 4 bản kẽm đã hoàn thành, công đoạn in sẽ bắt đầu. Quá trình này yêu cầu in từng màu một, theo thứ tự kỹ thuật phù hợp. Cụ thể, kỹ thuật viên sẽ chọn một bản kẽm, lắp vào máy và điều chỉnh màu mực tương ứng trước khi bắt đầu in. Máy sẽ in cho đến khi đủ số lượng, sau đó tháo bản kẽm ra, vệ sinh và lắp bản kẽm tiếp theo vào. Quy trình này sẽ lặp lại cho đến khi tất cả 4 màu được in xong. Để đảm bảo chất lượng, các bản in thử có thể được thực hiện trước để kiểm tra tính chính xác của màu sắc và nội dung, vì vậy cần trừ hao một lượng giấy cho việc in thử.
Gia công sau in
Khách hàng có thể lựa chọn các dịch vụ gia công sau in, như cán màng bóng hoặc màng mờ để làm bề mặt ấn phẩm mịn màng và bền hơn, cấn bế decal cho các sản phẩm tem nhãn, phủ UV hoặc ép kim để tạo hiệu ứng đặc biệt. Công đoạn gia công này chỉ giúp tăng chất lượng sản phẩm sau in và không bắt buộc.
Công ty in offset chuyên nghiệp tại TPHCM
VietPOSM là công ty in ấn offset uy tín có nhiều năm kinh nghiệm tai khu vực TPHCM và toàn quốc. Chúng tôi cam kết mang lại cho khách hàng dịch vụ in có chất lượng cao, chỉn chu trong từng bước thiết kế, sản xuất. Hiên tại, dịch vụ của chúng tôi bao gồm in ấn các sản phẩm POSM như băng rôn, tờ rơi, sách báo, cẩm nang mua sắm,… VietPOSM luôn sẳn sàng hỗ trợ mọi nhu cầu về số lượng và kích thước sản phẩm được đề ra.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin cơ bản về phương pháp in offset, cùng với các ứng dụng thực tế của nó. Có thể thấy rõ tầm quan trọng và sự phổ biến của in offset trong các lĩnh vực thương mại và đời sống. Hiểu rõ về công nghệ in này sẽ giúp bạn dễ dàng làm việc với các đơn vị in ấn và lựa chọn dịch vụ gia công phù hợp với nhu cầu của mình. Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu tư vấn vui lòng liên hệ với VietPOSM qua hotline 0901.680.861.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Sản xuất Quảng cáo Sáng Tạo Việt
- Địa chỉ: 456 Long Thuận, Phường Long Phước, Thành phố Thủ Đức, TPHCM
- SDT: 0901.680.861
- Email: vietposm.vn@gmail.com
- Website: www.vietposm.vn